Cải tổ quy chế thành viên Hội_đồng_Bảo_an_Liên_Hiệp_Quốc

Lâu nay, vẫn có nhiều cuộc tranh luận bàn về việc gia tăng số lượng thành viên thường trực. Các quốc gia mạnh mẽ đòi hỏi cho mình vị trí thường trực tại Hội đồng là Nhật Bản, ĐứcẤn Độ. Trong thực tế, Nhật BảnĐức là 2 quốc gia đóng góp nhiều thứ nhì và thứ ba cho Liên Hiệp Quốc. Mặt khác, ĐứcẤn Độ có mặt trong số các quốc gia góp quân nhiều nhất cho các sứ mạng gìn giữ hòa bình của Liên Hiệp Quốc.

Cựu Tổng Thư ký Liên Hiệp Quốc Kofi Annan đã yêu cầu một nhóm cố vấn nghiên cứu để đưa ra những đề xuất cải tổ Liên Hiệp Quốc vào cuối năm 2004. Một giải pháp đang được xem xét là nâng số thành viên thường trực lên con số 10. 5 ứng viên được đề cử là Nhật Bản, Đức, Ấn Độ, Brasil (được biết dưới tên Nhóm G4), vị trí còn lại dành cho châu Phi (có phần chắc là Nigeria hoặc Cộng hòa Nam Phi), hoặc là một đại diện từ Liên minh Ả Rập. Ngày 21 tháng 11 năm 2004, nhóm G4 đã ra một thông cáo chung ủng hộ lẫn nhau trong nỗ lực giành bốn vị trí thường trực này, cùng với một vị trí dành cho châu Phi. Pháp và Hoa Kỳ tuyên bố ủng hộ ý định trên. Hiện nay đề xuất này đã được chấp thuận bởi hai phần ba thành viên Đại hội đồng với 128 phiếu.

Nhật Bản

Nhật Bản là thành viên với mức đóng góp lớn thứ nhì cho ngân sách thường niên của Liên Hiệp Quốc. Số tiền nước Nhật chi cho ngân sách Liên Hiệp Quốc lớn hơn tổng số đóng góp của Anh, Pháp, Trung QuốcNga. Nhật cũng có tên trong danh sách những quốc gia tặng dữ lớn nhất cho Quỹ Hỗ trợ Phát triển – ODA (đóng góp bởi Hoa Kỳ, Nhật Bản và các nước Tây Âu, viện trợ cho chính phủ các nước đang phát triển nhằm khuyến khích phát triển kinh tế và phúc lợi tại các quốc gia này). Không có gì đáng ngạc nhiên khi Nhật Bản được xem là ứng viên triển vọng nhất cho ghế ủy viên thường trực.

Dù vậy, nỗ lực của Nhật Bản giành vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc gặp phải sự chống đối mạnh mẽ từ các quốc gia Đông Á, nhất là Trung Quốc, Hàn QuốcBắc Triều Tiên. Riêng Mông Cổ lại ủng hộ Nhật Bản trong nỗ lực này. Vẫn thường diễn ra nhiều cuộc biểu tình chống Nhật tại Trung QuốcHàn Quốc. Dù những quốc gia này nối kết sự phản kháng của họ với quá khứ của Nhật Bản trong thời kỳ chiến tranh, nhiều người tin rằng nguyên do ẩn giấu đằng sau, đặc biệt trong trường hợp của Trung Quốc, là những tranh chấp về lãnh thổ.

Trong khi đó, có nhiều quốc gia khác bày tỏ sự ủng hộ mạnh mẽ dành cho Nhật Bản. Những nước trong khu vực ủng hộ Nhật gồm có Campuchia, Ấn Độ, Indonesia, Malaysia, Singapore, PhilippinesViệt Nam. Những quốc gia khác như Úc, Brasil, Pháp, ĐứcAnh cũng bày tỏ lập trường tương tự.

Dù Mỹ mạnh mẽ ủng hộ việc dành cho Nhật Bản chiếc ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, nước này lại bác bỏ đề xuất dành quyền thường trực đầy đủ cho nhóm G4+1, mà Nhật lại rất cần sự ủng hộ của nhóm này.

Tương tự, Trung Quốc không muốn Nhật có được vị trí thường trực. Hai thành viên có quyền phủ quyết này có thể gây nhiều khó khăn cho những cơ may của Nhật. Nga, dù thích thú với việc Nhật là một đối trọng quyền lực với Trung Quốc trong khu vực, lại tỏ ra quan tâm đến mối quan hệ chặt chẽ giữa Nhật và Mỹ.

Đức

Đức là thành viên đóng góp nhiều thứ ba cho ngân sách Liên Hiệp Quốc. Do vậy, cùng với Nhật Bản, nước này kiên quyết giành vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an.

Pháp công khai ủng hộ Đức: "Sự đóng góp tích cực của Đức, tư thế của nước này như một đại cường, ảnh hưởng quốc tế của Đức - nước Pháp muốn thấy quốc gia này được công nhận bằng một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an", Tổng thống Pháp Jacques Chirac đã nói như thế trong một bài diễn văn đọc tại Berlin năm 2000. Cựu Thủ tướng Đức, Gerhard Schröder cũng thừa nhận rằng Nga, cùng các nước khác, ủng hộ Đức. Ngược lại, ÝHà Lan đề nghị nên dành vị trí ấy cho Liên minh châu Âu (EU), để EU trở nên thành viên Âu châu thứ ba tại Hội đồng, cùng với Anh và Pháp. Nhưng cựu ngoại trưởng Đức Joschka Fischer nói rằng Đức sẽ chấp nhận một ghế đại diện cho châu Âu miễn là Anh và Pháp tỏ dấu cho biết họ sẽ từ bỏ vị trí của mình. Ngược lại, Đức, với tư cách là một nước lớn hơn, cần có một ghế tại Hội đồng. Như vậy, trong năm 2004 nước Đức đẩy mạnh hơn chiến dịch vận động của mình. Tháng 8 năm 2004, cựu thủ tướng Gerhard Schröder bày tỏ lập trường hết sức rõ ràng: "Nước Đức có quyền giữ một ghế (tại Hội đồng Bảo an)". Nỗ lực của Đức giành được sự ủng hộ của Nhật, Ấn Độ, Brasil, Pháp, Anh, Nga và những nước khác. Thủ tướng đương nhiệm của Đức, Angela Merkel chưa có ý kiến về vấn đề này.

Ấn Độ

Ấn Độ, một cường quốcvũ khí hạt nhân, có dân số đông vào hạng thứ hai thế giới (sau Trung Quốc). Nước này cũng là nền kinh tế lớn thứ tư thế giới tính theo sức mua tương đương (purchasing power parity - PPP), và đang duy trì một lực lượng vũ trang lớn thứ tư trên thế giới (sau Hoa Kỳ, NgaTrung Quốc). Ấn Độ nhận được sự ủng hộ công khai của một số thành viên thường trực như Pháp, Anh và Nga.

Lúc đầu, Trung Quốc chống Ấn Độ vì những lý do địa chính trị, gần đây, Trung Quốc dần dần thay đổi lập trường từ tiêu cực sang trung dung rồi trở nên tích cực. Ngày 11 tháng 4 năm 2005, Trung Quốc chính thức ủng hộ việc dành cho Ấn Độ một ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, miễn là không có phiếu phủ quyết nào. Mặc dù Mỹ không chính thức ủng hộ Ấn Độ - vì nhiều lý do, trong đó có một số không rõ ràng – Mỹ đang đàm phán riêng với Ấn Độ nhằm ủng hộ nước này (nghĩa là Mỹ không dùng quyền phủ quyết). Nếu tính đến số dân đông đảo và sức mạnh kinh tế chính trị đang phát triển, Ân Độ là một ứng viên nhiều triển vọng cho vị trí thường trực tại Hội đồng. Một nhân tố khác giúp ích cho cuộc vận động của Ấn Độ là sự kiện nước này là một trong những thành viên sáng lập của Hội đồng và đã tham gia vào các hoạt động của cơ quan này như các chiến dịch tại Cộng hòa Dân chủ Congo, Síp, Campuchia, Yemen, Somalia, Rwanda, Namibia và những nơi khác.

Brasil

Brasil cũng là một ứng viên triển vọng cho vị trí thường trực tại Hội đồng. Có những chỉ dấu cho thấy Mỹ tỏ ý muốn ủng hộ Brasil miễn là không có phiếu phủ quyết. Một chọn lựa khả thi khác là Brasil có thể chia sẻ với Argentina cùng một ghế thành viên thường trực. Brasil có những thế mạnh của mình khi muốn giành quyền thường trực tại Hội đồng. Brasil là quốc gia có diện tích lớn nhất và dân số đông nhất châu Mỹ La tinh. Tuy vậy, nước này không sử dụng tiếng Tây Ban Nha, ngôn ngữ có khả năng kết nối Brasil với phần còn lại của Nam Mỹ (ngoại trừ Guyana). Brasil cũng nhận được sự ủng hộ từ Nga.

Một thành viên đến từ thế giới Hồi giáo

Kể từ sau khi Đế quốc Ottoman sụp đổ, khu vực Trung Đông chịu ảnh hưởng sâu đậm của Hồi giáo là vùng đất triền miên xảy ra những tranh chấp quốc tế. Những xung đột bùng nổ từng hồi từng lúc trong vùng buộc Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc phải can thiệp qua thông nhiều cuộc tranh luận và nhiều nghị quyết. Do đó, triển vọng giới thiệu một quốc gia Hồi giáo cho vị trí thường trực tại Hội đồng làm nhiều người lo âu, nhất là khi thành viên này được ban cho đặc quyền phủ quyết.

Bên ngoài thế giới Hồi giáo, đặc biệt là tại Mỹ, những nhà bình luận nêu lên các lo ngại cho rằng một thành viên Hồi giáo có thể sẽ dùng quyền phủ quyết để ngăn cản Liên Hiệp Quốc sử dụng vũ lực tại Trung Đông hoặc tại biên giới giữa các quốc gia Hồi giáo (như trường hợp KashmirChechnya), như vậy sẽ dẫn đến việc vô hiệu hoá sức mạnh của Liên Hiệp Quốc trong khu vực này. Tình trạng thiếu dân chủ tại các quốc gia Trung Đông cũng là một lý cớ khác được các bình luận gia phương Tây đưa ra nhằm chống lại ý tưởng mời các quốc gia này gia nhập câu lạc bộ những thành viên thường trực với đặc quyền phủ quyết.

Đồng thời, đề án cải tổ của nhóm G-4 đã chối bỏ quyền có đại diện thường trực tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc cho hơn 1,6 tỉ người Hồi giáo trên khắp thế giới. Đây cũng là vấn đề gây nhiều tranh cãi trong thế giới Hồi giáo và tạo ra ảnh hưởng tiêu cực cho uy tín của Liên Hiệp Quốc khi tổ chức này tham gia giải quyết các điểm nóng xảy ra tại Trung Đông và trong thế giới Hồi giáo. Tháng 6 năm 2005, các ngoại trưởng thuộc Tổ chức Hợp tác Hồi giáo (OIC) ra tuyên bố yêu cầu một ghế thường trực cho thế giới Hồi giáo tại Hội đồng Bảo an Liên Hiệp Quốc.

Những chống đối gần đây dành cho đề án cải tổ của nhóm G-4 có phần xuất phát từ vấn đề tế nhị vừa nêu. Hoa Kỳ và một vài quốc gia phương Tây chống lại bất cứ đề án nào dành quyền phủ quyết cho các thành viên mới. Trong Liên minh châu Phi, Ai Cập dẫn đầu sự phản kháng chống lại một đề án của Nigeria, theo đó chấp nhận một phiên bản của đề án G-4, phiên bản này đồng ý không dành quyền phủ quyết cho thành viên mới đến từ thế giới Hồi giáo.

Châu Phi

Cho đến nay, chưa có quốc gia châu Phi nào giành được ghế thường trực tại Hội đồng Bảo an, điều này được xem là nguyên do chính thúc đẩy cuộc vận động cho châu Phi một vị trí tại Hội đồng. Những luận cứ sau đây có thể được xem là những lý cớ có tính thuyết phục giúp châu Phi giành được một vị trí thường trực tại Hội đồng:

  • Châu Phi là lục địa đông dân và lớn thứ nhì, sau châu Á (đại diện cho châu Á, Trung Quốc đã có ghế thường trực và Nhật Bản cũng đang vận động cho mình một ghế).
  • Châu Phi có số thành viên LHQ nhiều hơn bất cứ châu lục nào khác.
  • Châu Phi, như một toàn thể, không phải là một mối đe dọa cho hoà bình thế giới.

Hiện nay, châu Phi nhận được sự ủng hộ của Ấn Độ, hầu hết các nước Nam Mỹ (Liên minh Bắc–Nam), cùng với Nhật Bản và nhóm G-4. Anh và Pháp cũng kêu gọi dành quyền đại diện cho châu Phi.

Dù chưa có quốc gia châu Phi nào chính thức ứng cử cho vị trí thường trực tại Hội đồng Bảo an, Cộng hòa Nam PhiNigeria được xem là những lựa chọn triển vọng nhất. Nam Phi có nền kinh tế lớn nhất và phát triển nhất châu lục, trong khi Nigeria là nước đông dân nhất. Nigeria đang trở nên một trong những quốc gia phát triển nhanh nhất thế giới nhờ vào trữ lượng dầu mỏ khổng lồ của mình.